(+84) 978804069 (Mrs Luna)

Hỗ trợ 24/7

0 Giỏ hàng của bạn 0 VND

Giỏ hàng (0)

Không có sản phẩm trong giỏ hàng.

TOP +10 LOẠI VẢI CAO CẤP TỪ THIÊN NHIÊN MÀ NTK THỜI TRANG NÊN BIẾT

Với xu hướng hướng đến lối sống bền vững, đặc biệt đối với ngành hàng thời trang như hiện nay, người tiêu dùng không chỉ chú ý đến tính ứng dụng, độ bền của các sản phẩm thời trang mà còn là nguồn nguyên liệu được sử dụng để tạo thành chúng.

Vì vậy, hãy để ECOSOI mách bạn những loại vải cao cấp thân thiện với môi trường có thể được ứng dụng nhé!

CÁC LOẠI VẢI CAO CẤP TỪ THIÊN NHIÊN:

VẢI SUPIMA COTTON:

Sở dĩ Supima Cotton được mệnh danh là loại cotton quý hiếm, được ưa chuộng rộng rãi là vì nguồn nguyên liệu sản xuất đặc biệt đến từ sợi cây bông Pima – loại sợi chủ yếu được trồng tại Tây Nam, Hoa Kỳ với khí hậu, nhiệt độ phù hợp.

f4

Ngoài ra, sự đắt đỏ của Supima Cotton còn đến từ công nghệ dệt tiên tiên tiến bậc nhất tại Đức – “Double Face”, giúp nó trở thành một loại vải càng đặc biệt, với sự mềm mại, dịu nhẹ, nhưng lại cực kỳ bền màu, thấm hút và chống co rút gấp 5 lần so với các loại cotton thông thường.

VẢI SỢI TRE:

Vải sợi tre được sản xuất từ thành phần chính là bột Cellulose từ cây tre kết hợp cùng vài chất phụ gia khác. 

Với đặc tính có tốc độ sinh trưởng nhanh, phổ biến trong tự nhiên, việc tận dụng cây tre làm nguồn nguyên liệu cho ngành thời trang vừa giảm tải được áp lực trong việc duy trì nguồn cung từ thực vật vừa sáng tạo được nên loại vải “xanh”.

Sau khi trải qua quy trình chế biến với công nghệ hiện đại như hiện nay, vải sợi tre có thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng với các ưu điểm như: độ mềm mại, thoáng mát tự nhiên và tính kháng khuẩn vượt trội.

f5


 


VẢI SỢI DỨA: 

Vải sợi dứa hay còn gọi là vải sợi lá dứa, là loại sợi tự nhiên, xuất phát từ  tơ cellulose của cây dứa. 

f1

Việc tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên từ lá dứa cùng công nghệ sản xuất hiện đại, hạn chế tối đa lượng hoá chất được sử dụng đã mang lại khả năng tự phân hủy tự nhiên nhanh chóng, giải quyết được vấn đề tồn đọng rác thải, mức độ thân thiện với môi trường cao.

Xét về tính chất, vải từ sợi lá dứa mang lại sự mảnh mai và mềm mại độc đáo, độ thoáng khí, đa dạng màu sắc, bền theo thời gian nên thường được kết hợp cùng các loại vải khác như cotton, sợi tre,…để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Chính viì vậy, ngày nay, càng nhiều hãng thời trang nổi tiếng đã sử dụng chất liệu này ứng dụng vào các sản phẩm thời trang.  
 


VẢI CÀ PHÊ:

f6


 Vải cà phê là sự kết hợp tuyệt vời giữa bã cà phê và các chai nhựa đã qua sử dụng. Việc tái chế bã cà phê, trải qua quá trình nghiền, trộn từ dạng bột thành dạng xơ, cho ra sợi vải cà phê vừa chất lượng, vừa giúp giảm thiểu rác thải ra môi trường tự nhiên.  


VẢI MODEL:

f2

Vải Model là loại vải sinh học, có nguyên liệu từ Cellulose tái chế từ cây sồi. Tương tự như các loại vải từ thiên nhiên khác, vải Model có những ưu điểm nổi bật về chất lượng thấm hút mồ hôi, chống co rút sau khi giặt, độ bền cao, tuổi thọ dài cũng như tính thân thiện với môi trường.    

VẬY NÊN ƯU TIÊN SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU TỪ THỰC VẬT HAY ĐỘNG VẬT?

Nhìn chung, việc ưu tiên sử dụng nguyên liệu tự nhiên từ thực vật hay động vật không dựa trên các tiêu chí chung để đánh giá bởi mỗi loại nguồn nguyên liệu sẽ mang tính ứng dụng khác nhau, mang lại các cảm giác, trải nghiệm riêng cho người tiêu dùng. Tùy vào từng mục đích sử dụng, độ tiện lợi, khách hàng mục tiêu mà các nhà thiết kế hay nhà dệt may sẽ lựa chọn nguồn nguyên liệu phù hợp.

Cả nguồn gốc thực vật lẫn động vật đều sẽ phải đối diện với nguy cơ đi ngược lại tính bền vững nếu bị lạm dụng và khai thác quá mức. Chính vì vậy, cốt lõi của việc lựa chọn  hay sử dụng loại nguyên liệu nào đều phải dựa trên và hướng đến tính bền vững, tính “xanh” với môi trường.

Hãy để ECOSOI mách bạn những tiêu chí đánh giá và lựa chọn loại vải đảm bảo tính thân thiện với môi trường nhé:

  • Nguồn nguyên liệu sản xuất nên vải:

Cần xem xét kĩ liệu nguồn nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng hay không, có được khai thác, thu hoạch đáp ứng được yêu cầu về tính bền vững, bảo vệ môi trường hay không.

  • Chứng nhận bền vững:

Cần tìm hiểu rằng các nhà sản xuất vải có các loại chứng nhận bền vững hay các chứng nhận từ các tổ chức môi trường uy tín như Global Organic Textile Standard (GOTS) để chắc chắn về tính trách nhiệm với môi trường trong khâu sản xuất

  • Quá trình sản xuất:

Cần tìm hiểu rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ về hình thức, quá trình chế biến, sản xuất nên các loại vải để đảm bảo không có sự vi phạm, sai lệch trong việc công bố thông tin sản phẩm, tránh làm mất niềm tin nơi khách hàng

  • Chất lượng sản phẩm:

Để đáp ứng được yêu cầu về tính “cao cấp”, chất lượng nguồn vải phải được chú trọng tiên quyết. Chất lượng vải quyết định giá trị mà khách hàng cảm nhận được trao đi khi quyết định mua chúng.

 

Hãy cũng ECOSOI tìm hiểu thêm về loại vải vừa mang lại trải nghiệm mới là vừa có chút độc đáo mang tên “vải sợi dứa” nhé!

zalo

zalo